Giới thiệu chung
Phần thô hay còn được gọi là phần khung nhà được xem là phần quan trọng nhất bởi phần thô càng chắc chắn và đảm bảo thì việc hoàn thiện càng thuận lợi, càng tiết kiệm chi phí và thời gian. Thi công phần thô được hiểu là thi công toàn bộ hệ thống khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của ngôi nhà.
Thi Công Phần Móng
Phần móng là gốc công trình , với gốc khỏe, cây mới lớn và đứng vững . Tùy thuộc vào từng nền đất, chiều cao căn nhà mà có các loại móng khác nhau cho căn nhà của bạn. Không phải nhà thầu thi công nào hay tổ đội nào cũng có những kiến thức về xử lý nền móng, Với nền đất yếu thì có các phương án xử lý nền móng khác nhau: cọc tre, cọc cừ, cọc bê tông 25×25, 30×30… Nhà Thầu lựa chọn phương án móng cọc bê tông 25×25 ,ép sâu 25m , lực ép đạt 80 tấn / đầu cọc.
Cọc sau khi ép , được phá bỏ phần bê tông đầu cọc để cốt thép cọc liên kết với thép đài móng
Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì công tác bê tông đài móng phải đảm bảo liên kết chắc chắn vào các đầu cọc. Các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ vững chắc bằng các dầm móng.
Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…
Công tác ván khuôn, chính là công tác tạo hình, kiến trúc cho phần móng của bạn, vì vậy, khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ. Với công trình này Nhà tôi lựa chọn biện pháp xây gạch làm khuôn cho đài móng, vừa đảm bảo chắc chắn vừa sạch sẽ lại an toàn.
Sau khi đổ bê tông xong, mặt bê tông se lại, yêu cầu tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất, trong 7 ngày đầu tiên, bê tông đạt được 75- 80% cường độ thiết kế, vì vậy trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông.
Thi Công Phần Thân
Thời điểm xong phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần thân. Thân nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ tường bao, tường ngăn chia của nhà. Hiện nay, mặc dù công nghệ xây dựng đã đi khá xa, nhiều loại vật liệu mới ra đời, nhưng bê tông, cốt thép và gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ dụng nhất.
Phần thân nhà bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống móng), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.
Thi Công Phần Cột.
Việc ghép cốp pha khi đổ cột cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ quá kém phẩm chất, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ đầm bê tông. Khi đổ phải đầm kỹ để tránh tình trạng bê tông không chảy xuống được dẫn đến tình trạng rỗ mặt khi tháo cốp pha.
Thi Công Dầm Nhà.
Cốt thép là kết cấu chịu lực quan trọng đảm bảo chức năng công trình và sự bền vững của kết cấu, do đó kiểm tra cốt thép đảm bảo đúng vị trí trong suốt quá trình thi công là hết sức cần thiết. Khi thi công dầm, có nhiều tác động làm xê dịch vị trí đã được nghiệm thu trước khi đổ bê tông do đi lại trên cốt thép nên phải có sự thường trực của công nhân đảm bảo sửa những lỗi này.
Thi Công Bản Sàn.
Việc thi công thép sàn phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép. Khi rải thép cần lưu ý tránh dẫm lên thép làm xô lệch thép làm giảm sức chịu tải. Nên kê và buộc thép kỹ khi tiến hành đổ bê tông tránh làm xô lệch thép đan.
Thi Công Tường Nhà.
Việc xây tường cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều, không trùng mạch. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi. Nên tránh xây nghiêng lệch, méo mó sẽ làm giảm khả năng chịu lực của tường. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ cát và xi măng nhằm đảm bảo độ kết dính và chống nước thẩm thấu.
Thi Công Cầu Thang.
Cầu thang được đóng và đổ theo các bước sau:
– Đóng cốt pha đáy, đóng cốt pha thành bản thang
– Lắp đặt cốt thép, nguyên tắc thì phải đặt thép chờ tại cột (nơi giao giữa cột và dầm thang) và thép chờ sàn để thi công bản thang
– Sau khi đổ bê tông sử dụng đầm dùi đầm kỹ, và làm mặt, chú ý không làm nhẵn để còn xây bậc thang
Phải xác định độ dốc hợp lý của bản bê tông cốt thép trước khi ghép cốp pha, đặt cốt thép . Có thể tiến hành bằng cách vạch lên tường thang các vị trí bậc thang sau khi hoàn thiện .
Thi Công Xây Thô.
Cốt thép, coffa phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông, xét đến tất cả các lực tác dụng (do máy móc gây ra như đầm dùi, ống bơm) phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép hay gây nở cho coffa làm cho cấu kiện bị biến dạng, sai lệch so với thiết kế đề ra.
– Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng, không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ. Bề mặt bê tông phải luôn giữ ẩm bằng cách tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữ nước phủ lên bề mặt để giữ cho bê tông luôn được ẩm.
– Chỉ được tháo dỡ coffa khi cường độ bê tông đạt yêu cầu theo quy phạm thi công và nghiệm thu. Khi tháo coffa không được làm chấn động và rung ảnh hưởng kết cấu bê tông. Ngay sau khi tháo coffa phải kiểm tra sửa chữa tất cả các khuyết tật như vỡ, nứt, nẻ.